Tiểu sử của Ngài Ngài Nguyễn Phúc Đảm 阮 福 膽 (1791 - 1841)

Ngài

Ngài Nguyễn Phúc Đảm 阮 福 膽 (1791 - 1841)
Niên hiệu: Minh Mạng 明 命 (1820-1841)

Đức Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế

Vua Minh Mạng
Đức Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế (1820 - 1840)
Huý: Nguyễn Phúc Đàm

 

Phu nhân:

- Hồ Thị Hoa - Tá Thiên Nhân Hoàng hậu (佐天仁皇后)

- Ngô Thị Chính - Nhất giai Hiền phi (一階賢妃)

- Phạm Thị Tuyết - Nhị giai Gia phi (二階嘉妃)

- Trần Thị Tuyến - Tam giai Trang tần (三階莊嬪)

- Nguyễn Thị Bảo - Tứ giai Thục tần (四階淑嬪)

- Trần Thị Huân - Tứ giai Huệ tần (四階惠嬪)

- Hồ Thị Tùy - Ngũ giai An tần (五階安嬪)

- Nguyễn Thị Khuê - Ngũ giai Hòa tần (五階和嬪)

- Nguyễn Thị Thúy Trúc - Ngũ giai Lệ tần (五階麗嬪) Thục Tắc

- Lê Thị Ái - Lục giai Tiệp dư (六階婕妤) Tịnh Nhu (靜柔)

- Nguyễn Thị Viên - Lục giai Tiệp dư Dao Thụ

- Lương Thị Nguyện - Thất giai Quý nhân (七階貴人) Trang Thuận (莊順)

- Cái Thị Trinh - Thất giai Quý nhân Trang Thuận (莊順)

- Nguyễn Thị Trường - Thất giai Quý nhân Đoan Tịnh (端靜)

- Đỗ Thị Tùng - Thất giai Quý nhân Đoan Ý (端懿)

- Đỗ Thị Tâm - Thất giai Quý nhân Trang Thuận (莊順)

- Lê Thị Lộc - Thất giai Quý nhân Trang Thuận (莊順)

- Nguyễn Thị Hạnh - Thất giai Quý nhân Đoan Tịnh (端靜)

- Nguyễn Thị Bân - Bát giai Mỹ nhân (八階美人) Thục Thận (淑慎)

- Đoàn Thị Thụy - Bát giai Mỹ nhân Đoan Ý (端懿)

- Đinh Thị Nghĩa - Cửu giai Tài nhân (九階才人)

- Trần Thị Tiền - Cửu giai Tài nhân

- Nguyễn Thị Tính - Cửu giai Tài nhân

- Đỗ Thị Cương - Cửu giai Tài nhân Thục Thận (淑慎)

- Trần Thị Thanh - Cửu giai Tài nhân Trang Thận (莊慎)

- Trần Thị Trúc - Cửu giai Tài nhân

- Trần Thị Tiêm - Tài nhân vị nhập giai (才人未入階)

- Bùi Thị San - Tài nhân vị nhập giai

- Trần Thị Nghiêm - Cung nhân

- Nguyễn Thị Xuân - Cung nhân

- Lý Thị Cầm - Cung nhân

- Cao Thị Diệu - Cung nhân

- Đặng Thị Yểu Điệu - Cung nhân

- Lê Thị Đính - Cung nhân

- Trần Thị Mỹ - Cung nhân

- Trần Thị Nhã - Cung nhân

- Trần Thị Nhạn - Cung nhân

- Hồ Thị Thể - Cung nhân

- Lê Thị Thông - Cung nhân

- Phan Thị Viên - Cung nhân

- Nguyễn Thị Vĩnh - Cung nhân

- Nguyễn Thị Dược - Cung nhân

- Lê Thị Tường - Thứ nhân

Con trai:

Con gái:

       Đức Thánh Tổ Nhơn Hoàng Đế sanh năm 1791, mất năm 1840.

Lăng của Đức Vua Minh Mạng, là Hiếu Lăng, tại làng An Bằng, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Lăng của Bà Tá Thiên Nhơn Hoàng Hậu gọi là Hiếu Đông Lăng tại làng Cư Chánh, Huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.

Ngài và Bà đều thờ ở Tả Nhứt Án tại Thế Miếu và tại Tả Nhứt Án điện Phụng Tiên.

Hệ Nhị Chánh là hệ đông nhất trong các Hệ, gồm có 56 Phòng và nam được 1.800 người (năm 1943).

(Trích Hoàng Tộc Lược Biên)

Đức Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế khai lập Hệ Nhì Chánh.

    Ngài là Hoàng Tử thứ tư, con Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế Gia Long. Đức Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế tư chất thông minh, hiếu học hay chữ, cương nghị, tinh thông nho học và hết lòng chăm lo quốc chính. Ngài lên ngôi vào tuổi 30, nên việc triều chính đã thông hiệu một cách tinh tường.

    Ở ngôi điều hành quốc gia, Ngài có ý muốn cho nước cường thịnh, dân giàu, cũng như canh tân nền học hiệu thực dụng. Ngài đã có những cải đổi lớn lao các định chế công quyền, hành chánh, pháp luật, thuế khoá, đinh điền, tu soạn sử sách địa lý và lập các cơ sở dưỡng tế. Ngài đã cho thành lập quốc tử quán, ấn định học hiệu và thi cử, cải đổi cơ cấu triều đình thành Nội các với Lục bộ và Cơ mật viện, đổi trấn thành tỉnh và chia vị trí đất nước thành 31 tỉnh.

    Năm 1823, Ngài đã làm bài Đế Hệ Thi và 10 bài Phiên Hệ Thi để quy định các chữ lót đặt tên cho con cháu các thế hệ sau (27) . Ngài đã cho thành lập Tôn Nhơn Phủ, điều hành các Hệ, Phòng trong viêc kê khai nhân thế bộ, cấp dưỡng và từ tế cũng như kiểm soát và đàn hạch trong quốc tộc.

    Dưới triều Ngài, viêc chống lại sự xâm nhập của các nước lân bang đã đạt được thắng lợi rất lớn, bờ cõi nước Nam được mở rộng ra hơn bao giờ hết (28) . Nhưng tình hình trong nước bắt đầu có nhiều khó khăn do các vụ án lớn, các cuộc nổi loạn và đặc biệt là do viêc cấm đạo, không giao thiệp với người nước ngoài. Sự phát triển của cơ nghiệp nhà Nguyễn có nguy cơ bị hạn chế từ đó.

    Đức Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế băng hà năm 1841. Lăng của Ngài hiệu Hiếu Lăng, tại làng An Bằng, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.

    Tôn thờ ngài tại Tả Nhất Án Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.

    Hệ Nhì Chánh có 56 phòng, là hệ đông nhất trong các hệ (29) .

    Hoàng Hậu của Đức Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế:

    - Tả Thiên Nhơn Hoàng Hậu huý Hồ Thị Hoa, con Ngài Chưởng Cơ Hồ Văn Bội. Lăng của Hoàng Hậu hiệu là Hiếu Đông Lăng, phía tả lăng Đức Thiệu Trị, tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.

    Hoàng Hậu được tôn thờ tại Tả Nhất Án trong Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.

(Trích Nguyễn Phước Tộc giản yếu)