
ĐỨC THÁI TÔN HIẾU TRIẾT HOÀNG ĐẾ
HÚY
NGUYỄN PHÚC TẦN
(CHÚA
THƯỢNG)
(1620 - 1687)
Hệ V
5.1. -
THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP
Thái Tông Hiếu Triết Hoàng Đế húy là Nguyễn Phúc Tần, con thứ hai của đức Thần Tông Nguyễn
Phúc Lan
và Hoàng Hậu họ Đoàn (không rõ tên). Ngài sinh ngày 19 tháng 6 năm Canh thân
(18-7-1620).
Lúc làm Thế tử, ngài được phong là Thái phó Dũng Lễ Hầu. Ngài là một võ tướng
có tài. Năm Giáp thân (1644) ngài đốc suất các chiến thuyền vây đánh ba chiếc
tàu của người Hà Lan tại cửa Eo làm thuyền trưởng phải tự tử, hai chiếc bỏ
chạy, một chiếc bị va vào đá ngầm chìm, đức Thần Tông mừng và khen rằng: "Trước
kia Tiên quân ta đã từng đánh phá giặc biển, nay con ta cũng lại như thế, ta
không lo gì nữa".
Năm Mậu tý (1648) quân Trịnh vào xâm lấn, ngài được cử làm đại tướng thống suất
đại binh cự dịch. Ngài sai Nguyễn Hữu Tấn đêm hơn 100 thớt voi, ban đêm xông
vào đánh úp dinh địch làm quân Trịnh sợ hãi, bỏ chạy tán loạn. Ngài đem binh
đuổi địch đến sông Gianh mới trở về.
Năm Mậu tý (1648), đức Thần Tông mất, ngài nối ngôi, quần thần tôn ngài làm
"Tiết Chế Thủy Bộ Chư Dinh kiêm Tổng Nội Ngoại Bình Chương Quân Quốc Trọng
Sự Thái Bảo sũng Quận Công". Lúc này ngài 29 tuổi, người ta thường gọi
ngài là Chúa Hiền Vương (Chúa Hiền).
Ngài là người vũ dũng, am hiểu binh pháp, giỏi chiến trận. Khi lên kế nghiệp,
ngài chăm lo xây dựng đất nước, mở mang bờ cõi, không nghĩ đến chuyện vui chơi.
Ngài cho nạp vào cung một kỹ nữ người Nghệ An tên Đào Thừa, nhan sắc xinh đẹp,
ngài rất yêu mến. Một hôm đọc sách xưa thấy việc Ngô Vương yêu mến nàng Tây
Thi, ngài tỉnh ngộ rồi mật sai Nguyễn Phúc Kiều trừ bỏ Đào Thừa để khỏi di lụy
về sau.
Năm Giáp ngọ (1654) Nguyễn Phúc Trung, chú của ngài, bị Tống thị quyến rũ, xúi
giục âm mưu làm loạn để đoạt ngôi Chúa. Việc phát giác, ông Trung bị bắt. Ngài
không nở giết cho giam vào ngục. Tống thị bị tử hình, gia tài bị tịch thu đem
cấp phát cho quân, dân. Sổ ghi tên những người theo phe phản nghịch tìm thấy
được, ngài cho đốt đi không xét tới.
Năm Ất mùi (1655), thuộc tướng của Trịnh Đào là Phạm Tất Đồng đem quân
vượt sông Gianh xâm lấn Nam Bố Chính. Từ đó, ngài quyết định chuẩn bị công việc
đánh phương Bắc. Ngài thường băn khoăn, mong tìm các bậc hiền tài để thác công
việc biên cương. Mộ hôm mộng thấy thần nhân đưa cho bài thơ:
"Tiên kết nhân tâm thuận
Hậu thi đức hóa chiêu
Chi diệp kham tồi lạc
Căn bàn dã nan diêu"
tạm dịch là:
"Trước hết lòng người thuận
Sau thi đức hóa hay
Cành lá tuy rơi rụng
Cội gốc thật khó lay."
Ngài
cho rằng thơ có chữ thuận và chữ chiêu là ứng vào Thuận Nghĩa Hầu Nguyễn Hữu
Tấn và Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật nên phàm việc binh đều bàn mữu với hai người
ấy.
Năm Ất mùì (1655) ngài phong Nguyễn Hữu Tấn làm Tiết chế, Nguyễn Hữu Dật làm
Đốc chiến vượt qua sông Linh Giang (sông Gianh) đánh đất Bắc Bố Chinh, chiếm
được Hà Trung Chúa trịnh sai Trịnh Trượng làm Thống lĩnh, kinh lược đất Nghệ
An, đem quân chống giữ. Quân Trịnh bị thua trận Lạc Xuyên phải rút về An Tràng
để mất bảy huyện phía Nam Nghệ An. Quân Trịnh nhiều lần vào đánh miền Nam, nhân
có sự bất hòa giữa Nguyễn Hữu Tấn và Nguyễn Hữu Dật, quân Trịnh chiếm lại được
7 huyện đã mất.
Năm Tân sửu (1661) Trịnh Tạc cử đại binh và đem vua Lê vào đánh miền Nam. Quan
Trấn thủ Nam Bố chính là Nguyễn Hữu Dật chia quân ra đắp lũy, giữ vững mọi nơi,
quân Trịnh đánh mãi mấy tháng không được lại phải rút về.
Năm Nhâm tý (1672) Trịnh Tạc lại đem 10 vạn quân và rước vua Gia Tông vào Bắc
Bố Chính đề đánh họ Nguyễn. Ngài cử Hoàng từ thứ tư là Hiệp Đức Hầu Nguyễn Phúc
Thuần làm Nguyên súy cầm quân chống giữ. Ngài thân chính đốc suất đại quân thủy
bộ tiếp ứng. Thủy quân được lệnh đóng giữ tất cả các cửa biển.
Quân Trịnh đem toàn lực tiến đánh lũy Trấn Ninh rất hăng, đã hai ba phen sắp
phá được lũy. May nhờ Nguyên súy Nguyễn Phúc Thuần và Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu
Dật cương quyết chống giữ. Hai phe đều bị thiệt hại lớn. Quân Trịnh đánh mãi
không được phải lui về Bắc Bố Chính. Lúc này trời rét lại nghe tin Thủy quân
Nguyên súy Trịnh Căn bị bệnh nặng, Trịnh Tác bèn sai Lê Hiến ở lại trấn thủ
Nghệ An, Lê Sĩ Triệt đóng ở Hà Trung để giữ các yếu lộ, rồi rút quân về Thăng
Long.
Sau trận này, hai bên thôi việc chiến tranh, lấy sông Linh Giang 9tức là sông
Gianh) làm ranh giới hai miền.
Về mặt phía nam , năm Quý tỵ (1653) vua Chiêm Thành là Bà Tấm xâm phạm tỉnh Phú
Yên. Ngài sai Hùng Lộc và Minh Vũ lãnh 3 ngàn quân đi đánh. Quân ta đại thắng,
đuổi quân Chiêm đến tận sông Phan Rang. Bà Tấm dâng lễ vật và thư xin hàng.
Ngài y cho, lấy sông Phan Rang làm ranh giới. Từ phía đông đến địa đầu Phú Yên
chia làm hai phủ là Thái Khang (nay là Ninh Hòa) và Diên Ninh (nay là Diên
Khánh). Vua chiêm phải giữ lệ cống như cũ. Như vậy, đến năm này dân tộc Việt đã
tiến nhanh về phía Nam từ Tuy Hòa đến Phan Rang dài hơn 170 km.
Từ năm Mậu tuất (1658) vua Chân Lạp đã nhận làm phiên thần của Chúa Nguyễn,
hàng năm nạp cống. Năm Giáp dần (1674) có Nặc Ông Đài ở nước Chân Lạp đi cầu
viện nước Tiêm La để đánh Nặc Ông Nộn. Nặc Ông Nộn chạy sang cầu cứu ở dinh
Thái Khang, ngài sai Cai cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm đem binh
sang đánh. Quân ta vây thành Nam Vang, Nặc Ông Đài phải bỏ thành chạy, con ông
là Nặc Ông Thu ra hàng. Ngài cho Nặc Ông Thu (dòng trưởng) làm Chánh Quốc
Vương, đóng đô ở Long Úc và Nặc Ông Nộn làm đệ nhị Quốc Vương dóng ờ Sài Côn,
bắt hằng năm phải triều cống.
Năm Kỷ mùi (1679) có Tổng binh Dương Ngạn Địch và Tổng binh Trần Thượng Xuyên,
người Trung Hoa, không chịu thần phục nhà Thanh, đem hơn ba ngàn người và 50
chiến thuyền vào Nam xin nhập cư. Ngài vỗ về an ủi và cho vào trấn đóng tại
Đông Phố (tức Gia Định) ngài ban cho chức tước, cấp phương tiện cày cấy để mở
mang đất đai. Dương Ngạn Địch vào khai khẩn vùng Mỹ Tho, Trần Thượng Xuyên vao
khai khẩn vùng Biên Hòa. Chẳng bao lâu Đông Phố trở thành miền đất trù phú,
thương thuyền ngoại quốc đến buôn bán tấp nập.
Từ khi thôi chiến tranh với họ Trịnh, ngài lo sửa sang chính trị, định lại phép
thi cử để chọn nhân tài, đào thêm kênh ngòi để thêm phương, quân đội được thao
diễn luyện tập thường xuyên. Quan trọng nhất là kế hoạch khai hoang, lập ấp :
sau chiến thắng năm Mậu tý (1648) và các chiến thắng về sau, ngài phân tán số
tù binh và những người hưởng ứng theo vào Nam, cho các nơi cứ 50 người làm một
ấp, cấp cho lương ăn nửa năm. Ngài lại ra lệnh cho các nhả giàu đem tiền cho
dân khẩn khoang vay. Kết quả là từ Điện Bàn (Quảng Nam) đến Phú Yên làng mạc
liền nhau, ruộng đất trù phú, dân cư ngày càng đông. Dưới thời ngài, dân miền
Nam sống được một thời gian cảnh trí đẹp đẽ, ngài cho dựng chùa Hoa Vinh ở núi
Túy Vân (nay gọi là chùa Túy Vân), đây là ngôi chùa cổ nổi tiếng xinh đẹp ở đất
thần kinh.
Ngày 19 tháng 3 năm Đinh mão (30-4-1687), ngài không được khỏe, cho triệu Hoàng
tử thứ hai là Hoàng Ân Hầu Nguyễn Phúc Thái đến bảo rằng: "Ta bình sinh ra
vào gian hiểm để giữ nhà, giữ nước. Con nối ngôi phải sửa thêm nhân chính cho
yên bờ cõi. Các quan văn võ đều do ta cất dùng để mưu mọi việc, đừng để cho bọn
tiểu nhân len vào". Ngài lại triệu các đại thần đến bảo rằng: "Ta với
các khanh một chí hướng với nhau mà côn việc mưa đồ chưa trọn. Nay con ta tuổi
còn nhỏ, mong nhờ các khanh giúp đỡ cho công nghiệp của tổ tông được rõ ràng.
Đừng quên lời ấy."
Nói xong ngài băng. Ngài ở ngôi 39 năm, thọ 68 tuổi.
*
* *
Đức Thái Tông Hiếu Triết Hoàng Đế là vị Chúa Nguyễn thứ tư trị vì ở miền Nam.
Ngài là người trí dũng, cương nghị, am hiểu binh pháp, có các đức tính của một
cị minh quân và biết chăm lo việc nước. Trong suốt thời gian tại vị ngài đả
thực hiện nhiều công cuộc quan trọng;
·
Ngài là
người đầu tiên đánh thắng các tàu chiến của người Tây phương
·
Chấm
dứt được cuộc phân tranh Nam Bắc kéo dài suốt 45 năm.
·
Mở rộng
bờ cõi ở phía Nam, lập ra hai phủ Thái Khang và Diên Ninh.
·
Mở
đường cho các vị kế nghiệp tiến vào đất Chân Lạp.
·
Đào
nhiều kênh ngòi để thêm phương tiện cho giao thông và thương mãi.
· Thực hiện kế hoạch
kahi hoang, lập ấp trên qui mô trông lớn.
Nhớ vậy mà miền Nam ngày càn phú cường, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
Ngài thuộc đời thứ năm hô Nguyễn Phúc, khai sáng ra hệ V hiện nay có 3 phòng:
1. Phòng một tức là phòng Phúc Quốc Công.
2. Phòng hai tức là phòng Cương Quận Công.
3. Phòng tư tứ là phòng Quốc Uy Công.
5.2.
- LĂNG, MIẾU THỜ VÀ CÁC TƯỚC HIỆU ĐƯỢC TRUY TÔN
Ngài mất, lăng táng
tại Hải Cát (Hương Trà, Thừa Thiên). Tên lăng là Trường Hưng (1). Đến đời vua Gia
Long, ngài được thờ tại Thái Miếu, ở án thứ hai, phía tả.
Thế tử lên ngôi dân thụy hiệu là : "Đạì Nguyên Súy Tổng Quốc Chính Công
Cao Đức Hậu Dũng Triết Vương".
Đời Vu Vương, ngài được truy tôn : "Nghị Tổ Tuyên Uy Kiến Vũ Anh Minh
Trang Chính Thánh Đức Thần Công Hiếu Triết Vương".
Vua Gia Long truy tôn : "Tuyên Uy Kiến Vũ Anh Minh Trang Thánh Đức Thần
Công Hiếu Triết Hoàng Đế". Miếu hiệu là Thái
Tông.
5.3
- GIA ĐÌNH
5.3.1. Hậu và phi
5.3.1.1 Châu Thị Viên
Chiêu Thánh Hoàng Hậu
Bà húy là Châu Thị Viên, sinh năm Ất sửu (1625). Tiểu sử không rõ. Bà vào hầu
đức Thái Tông trong thời kỳ tiểm để, được phong làn Chánh phu nhân.
Bà tính linh mẫn, lúc 16 tuổi, nhân đên trăng đi hái dâu ở bãi sông, ngắm trăng
mà hát, gặp lúc đức Thần Tông (còn là Thế tử, đi theo hầu đức Hy Tông vào tuần
tra Quảng Nam) cũng thừa đêm trăng xuống thuyền đi câu các, nghe hát rằng:
"Tai nghe Chúa ngự thuyền rồng, Thiếp thương phận thiếp má hồn nắng
mưa." Thế tử lấy làm lạ, sai người tìm hỏi, biết là con gái họ Đoàn, bèn
cho hầu nơi tiềm để.
Bà mất ngày 21 tháng 11 năm Giáp tý (26-12-1684) thọ 60 tuổi, được phong tặng
là Tán Quốc Chinh Phu Nhân, táng ở làng An Ninh (Hương Thủy, Thừa Thiên). Đời
Vũ Vương bà được truy tôn : "Từ Mẫn Chiêu Thánh Trang Phi", sau thêm
hai chữ Trang Liệt. Vua Gia Long truy tôn : "Từ Mẫn Chiêu Thánh Cung Tĩnh
Trang Thận Hiếu Triết Hoàng Hậu". Tên lăng là Vĩnh Hưng. Bà được phối thờ
với đức Thái Tông ở Thái Miếu, án thứ hai bên tả.
Bà sinh được 2 trai và 1 gái: Nguyễn Phúc Diễn (tước Phúc Quốc Công), Nguyễn
Phúc Thuần (tức Quốc Uy Công), Nguyễn Phúc Ngọc
Tào.
5.3.1.2 Tống Thị Đôi
Huệ Thánh Hoàng Hậu
Bà húy là Tống Thị Đôi, con ông Thíếu phó Quận công Tốn Phúc Khang, mẹ bà họ
Phạm (không rõ tên). Tiểu sử không rõ, chỉ biết bà quê ở huyện Tống sơn , tỉnh
Thanh Hóa.
Bà tính hiền hậu, lúc mới vào cung với thứ bậc là Cơ, sau ngày càng được ân
sủng được phong làm thứ phi.
Bà mất ngày 21 tháng 3 am lịch, không rõ năm mất, táng tại làng Đình Môn (Hương
Trà, Thừa Thiên). Đời Vũ Vương bà được truy tôn : "Từ Tiên Huệ Thánh
Tĩnh Phi", sau thêm hai chữ Trinh Thuận. Vua Gia Long truy tôn : "Từ
Tiên Huệ Thánh Trinh Thuận Tĩnh Nhân Hiếu Triết Hoàng Hậu", đặt tên lăng
là Quang Hưng. Bà được phối thờ với đức Thái Tông ở Thái Miếu, án thứ hai bên
tả.
Bà sinh ra đức Anh Tông Nguyễn Phúc Thái và Cương Quận Công Nguyễn Phúc Trân.
53.2.
Hoàng tử và Hoàng nữ
Đức Thái Tông có 6 Hoàng tử và 3 Hoàng nữ
Hoàng tử
|
Hoàng
nữ
|
|
|
1. Nguyễn Phúc Diễn
|
1. Nguyễn Phúc Ngọc Tảo
|
2. Nguyễn Phúc Thái
|
2. Khuyết danh
|
3. Nguyễn Phúc Trân
|
3. Khuyết danh
|
4. Nguyễn Phúc Thuần
|
|
5. Nguyễn Phúc Niên
|
|
6. Nguyễn Phúc Nhiễu
|
|
5.3.3 Anh chị em
Ngài có 2 anh em trai và 1 chị em gái
5.3.3.1A. Nguyễn Phúc Vũ
Ông húy là Nguyễn Phúc Vũ, con trưởng của đức Thần Tông, mất sớm. Tiểu sử không
rõ.
Không có con.
5.3.3.4A. Nguyễn Phúc Quỳnh
Ông húy là Nguyễn Phúc Quỳnh, con thứ ba của đức Thái Tông. Tiểu sử không rõ.
Không có con.
5.3.3.1A. Khuyết danh
Bà là con gái của đức Thái Tông. Tiểu sử không rõ. Bà hạ giá lấy ông Chưởng cơ
tên Minh.
(1) Lăng Trường Hưng đã được con cháu hệ V trùng tu vào năm Giáp tuất (1994).
|