Hoàng Tộc Lược Biên 1943 (Bản gốc và Văn bản)


Ngày 21, tháng Giêng, năm Bảo-Đại thứ 18

(Le 25 Février 1943)

Phụng Châu Phê

"Chuan Y"

B. D. Khâm thử


KÍNH TÂU:

Ngày 1er Septembre 1942, chúng tôi đã có dâng lên HOÀNG-Đế Ngự Lãm quyền “CONSTITUTION DE LA FAMILLE IMPÉRIALE D'ANNAM" của chúng tôi soạn và đã được HOÀNG-ĐẾ Chuẩn cho ban bố. Nhưng chúng tôi lại được HOÀNG-ĐẾ Diện Sắc rằng nên dịch quyển sách ấy ra Quốc Ngữ cho tiện phổ thông.

Nay chúng tôi tuân soạn quyền “HOÀNG TỘC LƯỢC BIỂN” này, nội dung cũng giống như quyền "CONSTITUTION DE LA FAMILLE IMPÉRIALE D'ANNAM” mục đích để cho trong Hoàng Tộc ai xem cũng có thể hiểu ngay được. Chúng tôi lại nhân dịp này xin thêm vào cách đặt tên của Hệ Nhứt Chánh và thể thứ tập tước đề được đầy đủ hơn.

Vậy kính dâng lên HOÀNG ĐẾ Ngự Lãm đề có được phép ban bố cho trong Hoàng Tộc xem.

Nay kính tâu, Kiêm Nhiếp Tôn Nhơn Phủ Đại Thần: Thần TÔN-THẤT CỒN,


HOÀNG TỘC LƯỢC BIÊN

NGUYÊN QUÁN

Bồn Triều quán ở làng Gia-Miêu Ngoại-Trang, tổng Thượng Bạn, huyện Tổng-Sơn, phủ Hà-Trung, tỉnh Thanh- Hóa. Đến Triều vua Gia-Long (1803), chữ Gia-Miêu Ngoại-Trang đổi thành Quí-Hương, và Tống-Sơn đổi thành Quí- Huyện.

Ngày trước, Triều Nguyễn chúng ta nguyên là họ NGUYỄN VĂN. Xem như ngài Trừng Quốc Công, thân sinh ra đức Triệu-Tổ Tỉnh Hoàng-Đế (Nguyễn-Kim), húy là Nguyễn-văn-Lưu thì đủ rõ.

Đến triều vua Minh-Mạng (1823) lại phân biệt ra Tôn- Thất NGUYỄN-PHƯỚC và Công Tánh NGUYỄN HỰU. Tôn-Thất Nguyễn-Phước là những người đã đi theo đức Nguyễn-Hoàng trong lúc ngài vào trấn thủ ở phương Nam. Còn những kẻ ở lại ngoài Bắc đều lấy họ Công-Tánh Nguyễn-Hựu. Hiện bây giờ người ta chỉ để hoặc Tôn Thất hoặc Nguyễn Hựu mà thôi. Ví dụ: Tôn thất-Mỗ, Nguyễn-hữu-mỗ 尊 室 某.

Cách lựa tên của các vị Chúa và các vị Vua

Tên các vị vua Tiền Triều đều dùng bộ Thủy (), từ đời đức Thế-Tôn-Hiếu-Võ Hoàng-Đế dùng cả bộ Nhật (日) và bộ thủy (), và triều Gia-Long trở về sau mới chuyên dùng bộ Nhật (日).

Năm 1823, vua Minh-Mạng có lựa sẵn hai mươi chữ (toàn bộ Nhật) để đặt tên cho các vị vua kế thống sau này,


Ngài lại làm một bài thơ “Ngự Chế Mạng Danh Thi” gồm có 20 bộ, các triều vua sau cứ noi theo thế thứ mà đặt tên các Hoàng-Tử:

Ngự Chế Mạng Danh Thi

MIÊN

NHƠN

KỲ

SƠN

NGỌC

PHỤ

NHƠN

NGÔN

TÀI

HÒA

BỐI

LỰC

TÀI

NGÔN

TÂM

NGỌC

THẠCH

HỎA

HÒA

TIỂU

Tên các vị Hoàng Tử con vua Minh-Mạng đều dùng bộ Miên (), còn vua Thiệu-Trị bộ Nhơn (), đến đức Đông Cung Hoàng Thái Tử Bảo-Long là bộ Phụ () bộ thứ sáu của bài ấy.

Cách đặt tên và chữ lót trong các Hệ Chánh

Các nhánh của các Hoàng Tử anh em cùng đức Minh- Mạng đều theo mười bài PHIÊN HỆ THI mà đặt chữ lót và đặt tên theo lối “Ngũ-Hành Tương-Sanh” (THỔ, KIM, THỦY, MỘC, HỎA). Bắt đầu từ bộ Thổ đi lần xuống đến bộ Hỏa, lại trở lên bộ Thổ.

Đức Gia-Long sanh hạ được 13 vị Hoàng-Tử, trừ ba vị táo thương, còn mười vị, mỗi vị đều có một bài thơ riêng gọi là PHIÊN-HỆ-THI.


MƯỜI BÀI PHIÊN - HỆ - THI:

I. Ngài Tăng-Duệ Hoàng Thái Tử (Hoàng trưởng-tử của Đức Gia-Long)

MỸ

DUỆ

ANH

CƯỜNG

TRÁNG

LIÊN

HUY

PHÁT

BỘI

HƯƠNG

LỊNH

NGHI

HÀM

TỐN

THUẬN

VỶ

VỌNG

BIỂU

KHÔN

QUANG


II.- Ngài Kiến-An-Vương (Hoàng đệ-ngũ tử của Đức Gia-Long)

LƯƠNG

KIẾN

NINH

HÒA

THUẬT

DU

HÀNH

SUẤT

NGHĨA

PHƯƠNG

DƯỠNG

DI

TƯƠNG

THỨC

HẢO

CAO

TÚC

THỂ

VI

TƯỜNG

宿


III.— Ngài Định Viễn Quận Vương (Hoàng đệ lục tử của Đức Gia-Long

TỊNH

HOÀI

CHIÊM

VIỄN

ÁI

CANH

NGƯỠNG

MẬU

THANH

KHA

NGHIỄM

KHÁC

DO

TRUNG

ĐẠT

LIÊN

TRUNG

TẬP

CÁT

ĐA


IV.− Ngài Diên Khánh Vương (Hoàng đệ thất tử của Đức Gia-Long)

DIÊN

HỘI

PHONG

HANH

HIỆP

TRÙNG

PHÙNG

TUẤN

LÃNG

NGHI

HẬU

LƯU

THÀNH

DIỆU

DIỄN

KHÁNH

THÍCH

PHƯƠNG

HUY